Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Giải mã Lan Gấm bí ẩn

Đối với các bệnh tim mạch, các nhà khoa học Nhật Bản cũng chứng minh tác dụng dược lý của Lan Gấm qua các bằng sáng chế số 7–76522 và 6–293655: Lan Gấm – Lan Kim Tuyến “có các hoạt chất ức chế tăng đường huyết cho thấy hiệu quả làm giảm lượng đường trong máu, và có hiệu quả đối với việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường; cải thiện chuyển hóa lipid có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu và cũng cho thấy tác dụng và hiệu quả đối với việc làm giảm triglyceride trong máu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng phòng ngừa và điều trị hiệu quả xơ vữa động mạch gây ra bởi mỡ máu cao”. Chúng ta đã biết rằng nếu trong cơ thể, chất LDL- cholesterol (mỡ xấu) tăng cao hoặc giảm HDL-cholesterol (thiếu mỡ bảo vệ) sẽ dẫn đến hậu quả là tạo thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não, nặng nhất là vỡ các mảng xơ vữa làm lấp mạch não gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.

Sản phẩm Langambian G chiết xuất từ thảo dược có công dụng giúp giảm trình trạng mỡ trong máu cao, gan nhiễm mỡ, giảm tình trạng xơ vữa động mạch; tăng sức bền thành mạch máu, giúp chống oxy hoá, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đối với người hóa trị, xạ trị.

Đối với các bệnh lý ác tính của con người, Bằng sáng chế Mỹ số US 7033617 B2 công bố năm 2006 cho biết: “Sử dụng các chất chiết xuất thực vật của Lan Kim Tuyến và các phần dẫn xuất để làm thảo dược, thực phẩm bổ sung, chức năng cho việc phòng ngừa hoặc điều trị các khối u ác tính”.

Đối với các bệnh lý về gan, bằng sáng chế Mỹ số US 9072770 B2 cho biết: “Sử dụng các chiết xuất thực vật của Lan Kim Tuyến và các thành phẩm dược phẩm hữu ích cho bảo vệ gan”. Ngoài ra, Lan Kim Tuyến còn có tác dụng bảo vệ gan chống lại carbon tetrachloride (CCl4) hoặc viêm gan cấp tính do acetaminophen gây ra. Các nhà khoa học Trung Quốc cũng có một sáng chế số 201210017037.6 về sản phẩm từ một số thảo dược với chủ yếu là chiết xuất của Lan Kim Tuyến có khả năng giải rượu và bảo vệ gan, làm dịu ngay các triệu chứng như đau đầu, say, buồn ngủ, mệt mỏi, khát nước, nôn mửa, tỉnh táo an thần, giải nhiệt giải độc...”

Các sản phẩm chiết xuất từ Lan Gấm tại cao nguyên Langbian, Lâm Đồng kết hợp với các thảo dược quý – tài nguyên đáng tự hào của Việt Nam, lần đầu tiên đã có mặt tại Việt Nam với tôn chỉ “vì sức khỏe và hạnh phúc của người Việt.”.

Sản phẩm Langambian G chiết xuất từ thảo dược có công dụng giúp bảo vệ, tăng cường chức năng giải độc, hạn chế tổn thương gan do dùng nhiều rượu, bia, hóa chất có hại cho gan; giúp tăng cường chức năng gan trong các trường hợp viêm gan virus, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Sản phẩm còn có công dụng giúp chống oxy hóa, sử dụng cho người hóa trị, xạ trị

Sản phẩm Langambian G và Langambian M được phân phối trên cả nước bởi Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh thương mại Hanel. Các sản phẩm bảo vệ sức khỏe trên không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Trị gàu ở tóc với cây cỏ hôi

Theo Đông y, cỏ hôi có vị cay, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Thường được dùng chữa viêm họng do lạnh, chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh, viêm đường tiết niệu... Đặc biệt, qua nghiên cứu các nhà khoa học nhận thấy trong nước ép cây cỏ hôi có chất kháng khuẩn chống viêm, chống phù nề, ngoài ra có tinh dầu nên có tác dụng xông trong các trường hợp viêm mũi xoang.

Cỏ hôi hay còn có tên gọi khác là cây phân xanh, cứt lợn, bù xít. Là một loài cây nhỏ cao khoảng 30 - 50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông. Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng. Quả bế có ba sống dọc, màu đen. Loài cây này có mùi rất hắc khi vò ra nhưng lại có mùi thơm khi nấu. Cây mọc hoang khắp nơi. Nhân dân ta từ lâu đã sử dụng loài cây này như một vị thuốc quý để chữa rất nhiều loại bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc là phần cây trên mặt đất. Thu hái toàn cây bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường hay dùng tươi.

Cỏ hôi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Ảnh: MH

Một số bài thuốc thường dùng:

Bài 1: Trị gàu ở tóc: Cỏ hôi tươi 200g, bồ kết khô 20g, cỏ hôi rửa sạch cùng với bồ kết nấu nước gội đầu. Mỗi tuần nên gội đầu từ nước của cây cỏ hôi và bồ kết 2-3 lần. Bài thuốc này có công dụng giúp đầu sạch, trơn tóc, sạch gầu.

Bài 2: Chữa viêm họng do lạnh: Cỏ hôi 20g, cam thảo đất 16g, kim ngân hoa 20g, lá rẻ quạt 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần. Dùng trong 3 - 5 ngày.

Bài 3: Chữa sỏi tiết niệu: Cỏ hôi 20g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g, kim tiền thảo 16g, râu ngô 12g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống trong 1 tuần ngày.

Bài 4: Chữa viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng: Cỏ hôi 100g, lá long não 50g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi. Các vị thuốc rửa sạch, sắc với 300ml nước, còn 100ml nước, đổ nước ra bát xông lên mũi, ngày xông 3 lần. Mỗi lần xông nên hâm nóng lại nước sắc. Dùng trong 7 - 10 ngày.

Hoặc cỏ hôi 100g tươi, rửa sạch, để ráo nước giã nát, vắt lấy nước, đem nhỏ vào lỗ mũi, mỗi lần 2 - 3 giọt, ngày 2 lần. Chú ý khi nhỏ nên kê gối dưới hai vai để lỗ mũi dốc ngược giúp cho thuốc ngấm vào xoang dễ dàng.

Hoặc cỏ hôi 30g, cam thảo đất 16g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 12g. Sắc với 3 bát nước, còn 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng trong 10 ngày.

Bài 5: Chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh: Cỏ hôi 20g, hy thiêm 12g, hương phụ chế 10g, ích mẫu thảo 12g, ngải cứu 16g. Cho 600ml nước sắc còn 150ml, sắc 2 lần, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 7 - 10 ngày.

Hoặc 30 - 50g lá cỏ hôi tươi, rửa sạch giã nhỏ, cho thêm ít nước sôi để ấm, vắt lấy nước cốt uống. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng. Uống trong 4 ngày.

Bác sĩ Thúy Hằng